Chủ đề 6: Luật kinh KDBH 2023
Hướng dẫn: Chọn đáp án bạn cho là đúng. Đáp án đúng sẽ hiện màu xanh, đáp án sai sẽ hiện màu đỏ.
1. Phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm là:
A. Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
B. Bảo hiểm xã hội.
C. Bảo hiểm y tế.
D. Bảo hiểm tiền gửi.
2. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Luật kinh doanh bảo hiểm không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.
B. Các bên tham gia bảo hiểm không được thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế trong mọi trường hợp.
C. A, B đúng
D. A, B sai
3. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm chỉ được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam.
B. Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
C. Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam (trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới).
D. A, B, C sai.
4. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm (trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo điều ước Quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên) thì phương án nào sau đây đúng nhất:
A. Được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
B. Được tham gia bảo hiểm tại chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
C. Được tham gia bảo hiểm tại tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam
D. A, B, C đúng.
5. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây sai:
A. Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
B. Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
C. Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm tại bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào hoạt động tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
6. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định về:
A. Điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu.
B. Điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm tối thiểu.
C. Phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu.
D. Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu.
7. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại nghiệp vụ bảo hiểm nhằm:
A. Bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm
B. Bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội
C. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm
D. Cả A, B, C
8. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm nào sau đây là bảo hiểm bắt buộc:
A. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách.
B. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
C. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
D. A, B, C đúng.
9. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
A. Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm.
B. Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm.
C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
D. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
10. Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm do cơ quan nào xây dựng, quản lý và vận hành?
A. Bộ Tài chính
B. Bộ Công thương
C. Bộ Kế hoạch và đầu tư
Chỉ quy định này có trong Luật KDBH (những quy định trong A, B, C có trong Luật khác)
11. Theo quy định chung về hợp đồng bảo hiểm. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
A. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ.
B. Hợp đồng bảo hiểm con người; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
C. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
D. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại & Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
12. Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm nào sau đây:
A. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
B. Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
C. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
D. A, B, C đúng
13. Luật kinh doanh bảo hiểm phân loại hợp đồng bảo hiểm theo tiêu chí nào:
A. Đối tượng bảo hiểm.
B. Số tiền bảo hiểm.
C. Giá trị bảo hiểm.
D. Thời hạn bảo hiểm.
14. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm
A. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
B. Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
C. Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
D. A, B, C đúng
15. Chọn phương án đúng nhất về loại hợp đồng bảo hiểm quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm:
A. Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
B. Hợp đồng bảo hiểm tài sản
C. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
D. A, B, C đúng.
16. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm được chia thành:
A. Bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
B. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
C. Bảo hiểm ngắn hạn, bảo hiểm dài hạn.
D. Bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm.
17. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
A. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe; Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ.
B. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
C. Hợp đồng bảo hiểm chính; Hợp đồng bảo hiểm bổ trợ.
18. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây sai:
A. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
B. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
C. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm.
D. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được thỏa thuận giao kết một hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm
19. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm gồm:
A. BMBH, NĐBH, Người thụ hưởng, DNBH; Đối tượng BH; STBH; Phạm vi bảo hiểm; Quy tắc điều khoản bảo hiểm; Quyền & nghĩa vụ của DNBH và BMBH; Thời hạn BH; Thời điểm có hiệu lực; Mức phí BH; phương thức đóng phí; Phương thức giải quyết tranh chấp.
B. DNBH; Đối tượng BH; STBH; Phạm vi bảo hiểm; Quy tắc điều khoản bảo hiểm; Quyền & nghĩa vụ của DNBH và BMBH; Thời hạn BH; Thời điểm có hiệu lực; Mức phí BH; phương thức đóng phí; Phương thức giải quyết tranh chấp.
C. BMBH, NĐBH, Người thụ hưởng, DNBH; Đối tượng BH; STBH; Thời hạn BH; Thời điểm có hiệu lực; Mức phí BH; phương thức đóng phí; Phương thức giải quyết tranh chấp.
D. BMBH, NĐBH, Người thụ hưởng, DNBH; Đối tượng BH; STBH; Phạm vi bảo hiểm; Quy tắc điều khoản bảo hiểm; Quyền & nghĩa vụ của DNBH và BMBH; Thời hạn BH.
20. Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải có những nội dung nào sau đây:
A. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
B. Đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.
C. Phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
21. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nội dung nào dưới đây không bắt buộc phải có trong hợp đồng bảo hiểm:
A. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
B. Đối tượng bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
C. Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm; Phương thức giải quyết tranh chấp.
D. Thu nhập của bên mua bảo hiểm.
22. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là:
A. Giấy yêu cầu bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
B. Hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
23. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là:
A. Giấy yêu cầu bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax.
B. Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
24. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm, có áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không:
A. Có
B. Không
25. Theo luật KDBH, doanh nghiệp bảo hiểm không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo trong trường hợp nào sau đây:
A. Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm trong mọi trường hợp
B. Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm do có sự kiện bất khả kháng.
C. Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm do có sự kiện trở ngại khách quan
D. B, C đúng.
26. Chọn phương án đúng về cách thức quy định về loại trừ bảo hiểm:
A. Loại trừ bảo hiểm được tự động thực hiện theo tập quán quốc tế.
B. Loại trừ bảo hiểm được áp dụng theo quy tắc, điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ban hành.
C. Loại trừ bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản quy định trong Quy tắc bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
27. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
A. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
B. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền cho người thứ 3 khi người được bảo hiểm gây thiệt hại cho người thứ 3.
C. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định theo thông lệ quốc tế, không cần có trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B đúng.
28. Chọn phương án đúng nhất: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải:
A. Quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về điều khoản loại trừ bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm giải thích đầy đủ và hiểu rõ về điều khoản loại trừ bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng
29. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
A. Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
B. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
C. Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp.
D. A, B đúng.
30. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp:
A. Sự kiện bảo hiểm xảy ra không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn nộp phí bảo hiểm.
D. A, B đúng.
31. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về quyền của doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
D. Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
32. Chọn đáp án sai về Nghĩa vụ của Doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Cung cấp cho BMBH bản yêu cầu BH, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
B. Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho BMBH về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ bảo hiểm, quyền & nghĩa vụ của BMBH khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Yêu cầu DNBH bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
D. Cung cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan.
33. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phương án nào không phải là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Thông báo những trường hợp làm tăng rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
C. Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
D. Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
34. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm không được áp dụng loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo trong mọi trường hợp
D. A, B đúng.
35. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
A. Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
B. Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
C. Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
36. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ:
A. Có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
B. Có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Có nghĩa vụ giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
37. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Giải thích cho bên mua bảo hiểm về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
B. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến giao kết hợp đồng
C. Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
D. A, B đúng.
E. A,C đúng.
38. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
D. Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
39. Trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí và bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả quyền lợi bảo hiểm, Phát biểu trên là:
A. Đúng.
B. Sai.
40. Chọn phương án đúng về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Có quyền thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm.
B. Có trách nhiệm điền thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm.
C. Trực tiếp chi trả hoa hồng bảo hiểm cho người được bảo hiểm.
D. Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm.
41. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.
B. Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra
C. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.
D. Lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật
42. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền:
A. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
B. Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
D. A, B, C đúng.
43. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền:
A. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
B. Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
C. Từ chối cung cấp thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
D. A, B đúng.
44. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ:
A. Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
B. Có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
C. Có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
45. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về quyền của bên mua bảo hiểm:
A. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm.
B. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.
C. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.
D. Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
46. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
A. Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.
D. A, B, C đúng.
47. Bên mua bảo hiểm không có nghĩa vụ:
A. Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Đọc và hiểu rõ điều kiện điều khoản BH quyền nghĩa vụ của BMBH khi giao kết HĐBH và nội dung khác của HĐBH.
C. Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
D. Áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất theo quy định của Pháp luật.
48. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có nghĩa vụ:
A. Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
B. Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
C. Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
49. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm có đủ năng lực tài chính để chi trả quyền lợi bảo hiểm
50. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai:
A. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm là cá nhân được người thụ hưởng chỉ định để đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để giao kết hợp đồng bảo hiểm.
51. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm là:
A. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
B. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với đại lý bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
C. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
D. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp tái bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
52. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng và được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng trong trường hợp nào sau đây:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
53. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì:
A. Bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do cung cấp thông tin sai sự thật.
B. Bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do cung cấp thông tin sai sự thật
C. Bên mua bảo hiểm không có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do cung cấp thông tin sai sự thật
D. Bên mua bảo hiểm không có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do cung cấp thông tin sai sự thật
54. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
A. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và thu phí đến thời điểm phát hiện ra hành vi lừa dối của bên mua bảo hiểm.
B. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và hoàn lại phí cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
C. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
D. Hủy bỏ hợp đồng
55. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây:
A. Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
56. Nếu có sự thay đổi giảm mức độ rủi ro làm thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí thì BMBH có quyền yêu cầu DNBH.
A. Giảm phí BH
B. Tăng STBH
C. A và B đúng
D. A và B sai
57. Nếu có sự thay đổi giảm mức độ rủi ro làm thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí thì BMBH có quyền yêu cầu DNBH:
A. Giảm phí BH cho thời gian còn lại của HĐBH
B. Tăng STBH cho thời gian còn lại của HĐBH
C. Tăng thời hạn BH hoặc tăng phạm vi BH cho thời gian còn lại của HĐBH
D. Cả A, B và C đúng
58. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm:
Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
Không có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm kéo dài thời hạn bảo hiểm.
Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm rút ngắn thời hạn bảo hiểm.
59. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm
B. Không có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm
C. Có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và không cần thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.
60. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp sai tuổi (không cố ý) của người được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn phí bảo hiểm cho bên mua sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
D. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm hoặc giảm số tiền bảo hiểm tương ứng với số phí đã đóng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
61. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi (không cố ý) của người được bảo hiểm làm tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý.
D. Doanh nghiệp bảo hiểm trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
62. Phát biểu sau là đúng hay sai: “Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm”
A. Đúng
B. Sai
63. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho đối tượng nào sau đây:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm.
C. Bên thứ ba.
D. Tùy từng trường hợp.
64. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho:
A. Bên mua bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
65. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây đúng:
A. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm: hợp đồng bảo hiểm ngắn hạn, hợp đồng bảo hiểm dài hạn.
B. Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và đại lý bảo hiểm.
C. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.
D. A, C đúng.
66. Chọn phương án sai về trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:
A. BMBH không đóng phí BH hoặc không đóng đủ phí BH theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
B. HĐBH được giao kết do bị đe doa cưỡng ép
C. Tại thời điểm giao kết HĐBH, BMBH biết sự kiện BH đã xảy ra.
D. BMBH không nhận thức và làm chủ được hành vi của minh khi giao kết HĐBH
67. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào sau đây:
A. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
B. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm không có đối tượng bảo hiểm
C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
D. B, C đúng
E. A, B, C đúng
68. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm (trừ trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin) thì:
A. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí đến thời điểm phát hiện ra hành vi lừa dối của bên mua bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng
69. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo.
B. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
C. Đại lý bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm đã thu của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
70. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi:
A. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
B. Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm
C. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép.
D. B, C đúng
E. A, B, C đúng
71. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu: "Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng" là:
A. Đúng.
B. Sai.
72. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong quá trình thực hiện hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do bên mua bảo hiểm không còn “Quyền lợi có thể được bảo hiểm” là:
A. Đúng.
B. Sai.
73. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:
A. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
B. Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
D. Đại lý bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm đã thu của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
74. Phát biểu "Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt do bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm" là:
A. Đúng.
B. Sai.
75. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp nào sau đây:
A. Bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn, không đóng đủ phí BH trong thời gian gia hạn đóng phí đã thoả thuận trong HĐBH.
B. DNBH hoặc BMBH không chấp nhận các yêu cầu của bên còn lại khi rủi ro bảo hiểm có thể thay đổi. Khi đó DNBH phải hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của HĐBH và trả tiền bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm chấm dứt.
C. BMBH không đồng ý chuyển giao danh mục HĐBH. Khi đó, BMBH được nhận lại GTHL hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của HĐ
D. Cả A, B, C
76. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây:
A. Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
B. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
C. Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
D. A, B, C đúng.
77. Chọn phương án đúng về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
D. A, B, C đúng
78. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây:
A. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
D. B, C đúng.
79. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm (đồng thời phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm) trong trường hợp nào dưới đây:
A. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm nhưng bên mua bảo hiểm không chấp nhận.
B. Bên mua bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm trong thời hạn mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ấn định để bên mua bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó
C. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí
D. Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm
80. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quy định này được áp dụng đối với:
A. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
B. Hợp đồng bảo hiểm tài sản.
C. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm).
D. A, B đúng
81. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hậu quả của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe (trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm) trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí:
A. Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm không phải đóng phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
82. Phát biểu nào sau đây là đúng về việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm?
A. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
B. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
C. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng ý bằng văn bản, trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng
83. Chọn phương án đúng nhất về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm:
A. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
B. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
C. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. B, C đúng.
84. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm:
A. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
B. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
C. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
D. A, B, C đúng
85. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm của BMBH (trừ trường hợp được thực hiện theo tập quán quốc tế) chỉ có hiệu lực khi:
A. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thông báo của bên mua bảo hiểm.
C. Cả A và B
86. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm (trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm) chỉ có hiệu lực khi:
A. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản
B. Được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng ý bằng văn bản
C. A, B đúng
D. A, B sai
87. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi:
A. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó.
B. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
C. Việc chuyển nhượng hợp đồng được tự động thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B đúng
E. A, C đúng
88. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây sai:
A. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.
B. Bên mua bảo hiểm không có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
C. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu.
D. Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
89. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là:
A. 6 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
C. 02 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
D. 03 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
90. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là:
A. 6 tháng (Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm)
B. 1 năm (Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm)
C. 2 năm (Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm)
D. 3 năm (Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm)
91. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng họ không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thi thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường là:
A. 1 năm kể từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm
B. 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm
C. 2 năm từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm
D. 2 năm kể từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
92. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng chứng minh được rằng không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm là:
A. 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. 02 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
C. 01 năm tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó
D. 02 năm tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó
93. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là:
A. 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. 01 năm kể từ ngày người được bảo hiểm thông báo cho DNBH về sự kiện bảo hiểm.
C. A, B đúng.
94. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, thời gian 15 ngày là quy định về thời hạn nào trong những thời hạn dưới đây.
A. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. Thời hạn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và yêu cầu trả tiền ảo hiểm hoặc bồi thường (trừ trường hợp có thỏa thuận khác về thời hạn trong hợp đồng bảo hiểm)
C. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm kể từ ngày pháp sinh tranh chấp.
95. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm:
15 ngày.
30 ngày
45 ngày
60 ngày
96. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, thời hạn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm (trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm) là:
15 ngày.
30 ngày
45 ngày
60 ngày
97. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm:
A. Theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm (trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn).
C. A, B đúng.
98. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho:
A. Tài sản của người được bảo hiểm.
B. Tính mạng của người được bảo hiểm.
C. Tuổi thọ của người được bảo hiểm.
D. B, C đúng.
99. Theo luật KDBH, đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?
A. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người
B. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tài sản
C. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là trách nhiện dân sự
D. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là vật có thật, tài sản
100. Theo Luật KDBH, đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là gì?
A. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khoẻ con người.
B. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là trách nhiệm dân sự.
C. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là tuổi thọ,tính mạng con người
D. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là vật có thật, tài sản
101. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
A. Tuổi thọ
B. Tính mạng
C. Sức khỏe con người
D. A, B, C đúng
102. Chọn phương án đúng nhất về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:
Tuổi thọ
Tính mạng
Sức khỏe con người
A, B đúng
103. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là:
A. Tuổi thọ của con người.
B. Tính mạng của con người.
C. A, B đúng.
104. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là:
A. Sức khỏe con người
B. Tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người
C. Sức khỏe và tai nạn con người
D. Tính mạng và trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm
105. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết là:
Bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm phi nhân thọ.
Bảo hiểm sức khỏe.
Bảo hiểm y tế.
106. Theo Luật KDBH, Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người nào sau đây?
A. Bản thân bên mua bảo hiểm;Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;
B. Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình
C. A,B đúng
107. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
A. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện xảy ra.
B. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm không tồm tại.
C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm
108. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người nào sau đây:
A. Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm.
B. Người có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm.
C. Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
D. A, B, C đúng.
109. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho những người nào dưới đây (chọn phương án đúng nhất):
A. Bản thân bên mua bảo hiểm.
B. Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm.
C. Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
110. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm sức khỏe cho những người nào sau đây (Chọn phương án đúng nhất):
A. Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình
B. Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm
C. Người có quyền lợi về tài chính với bên mua bảo hiểm
D. A, B, C đúng.
111. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, anh A mua một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tặng cháu B là con người bạn thân nhân dịp sinh nhật, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ:
Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện tăng phí.
Không chấp thuận bảo hiểm vì anh A không có quyền lợi có thể được bảo hiểm với cháu B.
Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện anh A đủ điều kiện tài chính đóng phí.
Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện người thụ hưởng phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với anh A.
112. Theo luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào đúng về thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm?
A. Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn dưới 01 năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
113. Theo Luật KDBH, đối với các HĐBH có thời hạn trên 01 năm, thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm kế từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm là
A. 14 ngày
B. 21 ngày
C. 28 ngày
D. 35 ngày
114. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 01 năm, thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm là thời hạn được tính từ:
A. Ngày bên mua bảo hiểm nhận được hợp đồng bảo hiểm.
B. Ngày doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm.
C. Ngày doanh nghiệp bảo hiểm phát hành hợp đồng bảo hiểm.
D. Ngày đại lý bảo hiểm nhận được hợp đồng bảo hiểm.
115. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 01 năm, trong thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm:
A. Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm, bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối không tiếp tục bảo hiểm cho người được bảo hiểm và hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng.
C. Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối không tiếp tục tham gia bảo hiểm nhưng chỉ được nhận lại một phần phí bảo hiểm đã đóng (sau khi trừ đi phần phí bảo hiểm cho những ngày đã được bảo hiểm).
D. B, C đúng.
116. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm, trong thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm:
A. Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm và không được nhận lại phí bảo hiểm đã đóng.
C. Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm và nhận lại một phần phí bảo hiểm đã đóng (sau khi trừ đi phần phí bảo hiểm cho những ngày đã được bảo hiểm).
D. B, C đúng.
117. Theo Luật KDBH, trong thời gian cân nhắc, nếu BMBH từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm, HĐBH sẽ như thế nào và DNBH sẽ chi trả bồi thường như thế nào?
A. HĐBH sẽ bị hủy bỏ, và BMBH được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong HĐBH.
B. HĐBH vẫn tiếp tục có hiệu lực, DNBH sẽ hoàn lại phí bảo hiểm mà khách hàng đã đóng
C. HĐBH có thêm 21 ngày để khách hàng cân nhắc, DNBH sẽ giữ phí bảo hiểm
118. Theo luật KDBH, Bảo hiểm tạm thời được quy định như thế nào?
A. DNBH cấp bảo hiểm tạm thời cho BMBH kể từ thời điểm nhận được yêu cầu bảo hiểm và phí bảo hiểm tạm tính. Thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm,… do DNBH và BMBH thỏa thuận.
B. Bảo hiểm tạm thời được phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm được chấp thuận
C. DNBH cấp bảo hiểm tạm thời cho NĐBH kể từ thời điểm nhận được phí bảo hiểm
D. DNBH cấp bảo hiểm tạm thời cho BMBH kể từ ngày BMBH đồng ý tham gia bảo hiểm
119. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về Bảo hiểm tạm thời?
A. Đại lý và môi giới bảo hiểm cấp bảo hiểm tạm thời cho bên mua bảo hiểm kể từ thời điểm nhận được yêu cầu bảo hiểm và phí bảo hiểm tạm tính của bên mua bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm tạm thời do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận. Bảo hiểm tạm thời kết thúc sau khi doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm hoặc trường hợp khác theo thỏa thuận.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm cấp bảo hiểm tạm thời cho bên mua bảo hiểm kể từ thời điểm nhận được yêu cầu bảo hiểm và phí bảo hiểm tạm tính của bên mua bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm tạm thời do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận. Bảo hiểm tạm thời kết thúc sau khi doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm hoặc trường hợp khác theo thỏa thuận.
120. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tạm thời do doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho bên mua bảo hiểm:
A. Kể từ thời điểm nhận được yêu cầu bảo hiểm và phí bảo hiểm tạm tính của bên mua bảo hiểm. Bảo hiểm tạm thời kết thúc sau khi doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm hoặc trường hợp khác theo thỏa thuận.
B. Trong thời gian cân nhắc.
C. Trong thời gian chờ.
D. Trong khoảng thời gian từ khi bên mua bảo hiểm hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đóng đủ phí bảo hiểm tạm tính đến hết thời gian cân nhắc.
121. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm nhân thọ theo cách:
A. Đóng phí bảo hiểm một lần theo quy định bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Đóng phí bảo hiểm nhiều lần theo quy định bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm.
C. Đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C sai
122. Bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận thanh toán phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định và phương thức sau:
A. Thanh toán một lần.
B. Thanh toán làm nhiều kỳ.
C. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
123. Chọn đáp án đúng về việc đóng phí bảo hiểm nhân thọ:
A. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
B. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
C. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.
D. A,B,C đúng
124. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (trừ trường hợp bảo hiểm nhóm), trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phi bảo hiểm sau thời gian gia hạn đóng phí thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ:
A. Trả lại 50% phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm.
B. Trả lại toàn bộ phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm.
C. Không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
D. Được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
125. Chọn đáp án sai về phí bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ:
A. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm chi trả quyền lợi bảo hiểm.
C. Trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả quyền lợi bảo hiểm.
D. Phí bảo hiểm có thể thanh toán 1 lần hoặc nhiều kỳ.
126. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp phí bảo hiểm nhân thọ được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo sau thời gian gia hạn đóng phí 60 ngày thì:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm không thể khôi phục.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm có thể khôi phục lại tại bất kỳ thời điểm nào nếu bên mua bảo hiểm đóng đủ số phí bảo hiểm còn thiếu.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm có thể khôi phục trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
D. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm có thể khôi phục trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
127. Trong bảo hiểm nhân thọ, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
A. Khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
B. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm
C. Hợp đồng vô hiệu
D. A và B đúng
128. Ông A mua bảo hiểm nhân thọ tại doanh nghiệp bảo hiểm X, thời hạn đóng phí bảo hiểm là 10 năm. Sau khi đóng 03 năm thì ông A không tiếp tục đóng phí bảo hiểm. Trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
A. Khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm.
B. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
129. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
A. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
B. Khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
C. Được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B đúng.
130. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại, trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn đóng phí 60 ngày, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và bên mua bảo hiểm:
A. Không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng.
B. Nhận lại toàn bộ phí bảo hiểm đã đóng.
C. Nhận giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
131. Chọn đáp án sai:
A. Phí bảo hiểm có thể thanh toán 1 lần hoặc nhiều kỳ nhưng không quá thời hạn bảo hiểm.
B. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà BMBH phải đóng cho DNBH theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong HĐBH.
C. Trong thời hạn gia hạn nộp phí mà BMBH chưa nộp, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm thì tổn thất đó không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
D. Trong thời hạn gia hạn nộp phí mà bên BMBH chưa nộp, nếu xảy ra tổn thất thì tổn thất đó vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
132. Khoảng thời gian khách hàng được doanh nghiệp bảo hiểm cho phép khách hàng chậm đóng phí bảo hiểm tính từ ngày đến hạn nộp phí bảo hiểm được gọi là?
A. Thời gian chờ để bắt đầu được hưởng quyền lợi bảo hiểm
B. Thời gian tự do xem xét hợp đồng
C. Thời gian gia hạn đóng phí
D. Thời gian miễn truy xét
133. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì doanh nghiệp bảo hiểm cho phép khách hàng chậm đóng phí bảo hiểm 60 ngày kể từ ngày đến hạn nộp phí. Thời gian này được gọi là:
A. Thời gian gia hạn đóng phí.
B. Thời gian miễn truy xét
C. Thời gian tự do xem xét hợp đồng.
D. Thời gian chờ để bắt đầu được hưởng quyền lợi bảo hiểm
134. Thông thường một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị chấm dứt vì không đóng phí bảo hiểm, có thể khôi phục:
A. Trong vòng 2 năm kể từ khi mất hiệu lực và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
B. Được khôi phục trong vòng 2 năm kể từ khi mất hiệu lực mà không cần bằng chứng về khả năng đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
C. Được khôi phục tại bất kỳ thời điểm nào kể từ khi mất hiệu lực mà không cần bằng chứng về khả năng đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
D. Không được khôi phục.
135. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị chấm dứt do bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm sau thời gian gia hạn đóng phí có thể được khôi phục hiệu lực:
Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
Trong thời hạn 4 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
Tại bất kỳ thời điểm nào kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
136. Theo luật kinh doanh bảo hiểm, trường hợp NĐBH chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của Người thứ ba gây ra, thì DNBH?
A. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Sau đó được quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã trả cho người thụ hưởng.
137. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, khi người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc ốm đau trong phạm vi bảo hiểm mà lỗi do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra thì:
A. NĐBH hoặc người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm từ DNBH và số tiền bồi thường từ người thứ ba.
B. DNBH không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà DNBH đã trả cho người thụ hưởng.
C. NĐBH hoặc người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền từ DNBH hoặc người thứ ba tùy theo số nào lớn hơn.
D. A, B đúng.
138. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong bảo hiểm sức khỏe, trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng không:
A. Có.
B. Không.
139. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra thì:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và được quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường và yêu cầu người thứ ba bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng.
140. Ông A tham gia bảo hiểm sức khỏe có quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn với số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng. Trong thời hạn bảo hiểm, khi đi xe máy, ông A bị ông B lái ô tô đi sai làn đường đâm vào gây thương tật toàn bộ vĩnh viễn (thuộc phạm vi bảo hiểm). Trong trường hợp này:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho ông A 100 triệu đồng và đòi ông B 100 triệu đồng.
B. Ông B chịu trách nhiệm bồi thường cho ông A 100 triệu đồng.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho ông A 100 triệu đồng và ông B phải bồi thường cho ông A theo quy định của pháp luật.
D. Ông B bồi thường cho ông A 50 triệu đồng, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho ông A 50 triệu đồng.
141. Ông A là người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, khi tham gia giao thông do hành vi cố ý vi phạm của ông B, ông A bị tai nạn dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giải quyết như thế nào? (Ông B không phải là người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nói trên).
A. Không chi trả.
B. Chi trả 100% số tiền bảo hiểm.
C. Chi trả 100% số tiền bảo hiểm và yêu cầu ông B bồi hoàn.
142. Chọn phát biểu đúng, Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác?
A. Khi DNBH giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
B. Khi Bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
C. Khi người thụ hưởng bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
143. Theo luật Kinh doanh bảo hiểm thì không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của những đối tượng nào sau đây?
A. Người chưa thành niên, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản;
B. Người mất năng lực hành vi dân sự;Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
C. A,B đúng
144. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác:
A. Bên mua bảo hiểm phải được người đó đồng ý bằng văn bản
B. Bên mua bảo hiểm phải được người thụ hưởng đồng ý bằng văn bản
C. A, B đúng
D. A, B sai
145. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người khác, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Bên mua bảo hiểm phải được người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
B. Bên mua bảo hiểm không cần sự đồng ý của người được bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm phải được người thụ hưởng đồng ý bằng văn bản trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm.
D. B, C đúng.
146. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác:
A. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền và người thụ hưởng.
B. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm cho người mất năng lực hành vi dân sự thì phải được người giám hộ của người đó bản đồng ý bằng văn bản
C. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm cho trường hợp chết của người dưới 18 tuổi, kể cả trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản.
D. A, B, C đúng.
147. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây?
A. Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
B. Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
C. Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình và trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A,B,C đúng
148. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây (chọn phương án đúng nhất):
A. Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.
B. Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm
C. Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình
D. A, B, C đúng
149. Trong trường hợp người được bảo hiểm chết do thi hành án tử hình, hợp đồng bảo hiểm đã có giá trị hoàn lại, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ:
A. Hoàn trả lại toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan.
B. Bồi thường quyền lợi tử vong.
C. Chi trả giá trị hoàn lại.
D. Hoàn trả lại toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng.
150. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây:
A. Người được bảo hiểm bị chết trong thời hạn bảo hiểm.
B. Người được bảo hiểm bị chết do bị thi hành án tử hình.
C. Người được bảo hiểm sống đến hết thời hạn bảo hiểm.
D. Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn trong thời hạn bảo hiểm.
151. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp một trong số những người thụ hưởng cố ý hãm hại người được bảo hiểm chết trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực thì:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn trả tiền cho tất cả người thụ hưởng bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong HĐBH
D. A, B, C sai.
152. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực thì:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn trả tiền cho tất cả người thụ hưởng bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C sai.
153. Năm 2018, ông A mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân mình. Năm 2019, vì lý do tài chính khó khăn, ông A tự tử. Trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm sẽ:
A. Phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm
B. Không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
154. Năm 2015, ông A mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân mình. Năm 2019, vì lý do tài chính khó khăn, ông A tự tử. Trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm sẽ:
A. Phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm
B. Không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
155. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp nào dưới đây doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm:
Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.
Người được bảo hiểm chết do tự tử sau thời hạn hai năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.
Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng (hợp đồng bảo hiểm có 01 người thụ hưởng).
Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
156. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây:
A. Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.
B. Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng (trường hợp hợp đồng bảo hiểm có duy nhất 01 người thụ hưởng).
C. Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
D. A, B, C đúng.
157. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây.
A. Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.
B. Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm.
C. Người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (trường hợp có nhiều người thụ hưởng).
D. A, B, C đúng.
158. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp nào sau đây:
A. Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.
B. Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.
C. Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 04 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.
159. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ:
A. Trả tiền bảo hiểm cho quyền lợi tử vong cho Bên mua bảo hiểm.
B. Trả cho Bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
C. Trả cho Bên mua bảo hiểm toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. B, C đúng.
160. Trong HĐBH con người, trường hợp có chỉ định thay đổi NTH thì:
A. BMBH có quyền thay đổi/ chỉ định NTH, nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của NĐBH hoặc người đại diện theo pháp luật của NĐBH.
B. DNBH phải xác nhận tại HĐBH hoặc văn bản đính kèm sau khi nhận được thông báo thay đổi NTH của BMBH
C. Trường hợp thứ tự hoặc tỷ lệ không được xác định thì tất cả các NTH được hưởng theo tỷ lệ như nhau.
D. Cả A B C đều đúng
161. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người khác, bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng nếu:
Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản và bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Người thụ hưởng đồng ý bằng văn bản và bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bằng văn bản sau khi nhận được thông báo từ bên mua bảo hiểm
162. Hợp đồng bảo hiểm nhóm là
A. Sự thỏa thuận giữa BMBH & DNBH, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
B. Sự thỏa thuận giữa BMBH & DNBH, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
C. Sự thỏa thuận giữa NĐBH & DNBH, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
D. Sự thỏa thuận giữa NTH & DNBH, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
163. Hợp đồng bảo hiểm nhóm:
A. Là sự thỏa thuận giữa BMBH & Người thụ hưởng để bảo hiểm cho những NĐBH thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
B. Là sự thỏa thuận giữa NĐBH & Đối tượng bảo hiểm để bảo hiểm cho những NĐBH thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
C. Là sự thỏa thuận giữa các DNBH với nhau để bảo hiểm cho những NĐBH thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
D. Là sự thỏa thuận giữa BMBH & DNBH để bảo hiểm cho những NĐBH thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
164. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nước ngoài không được phép thành lập tại Việt Nam:
A. Công ty TNHH bảo hiểm.
B. Công ty cổ phần bảo hiểm.
C. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài.
D. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
165. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
A. Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm
B. Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
C. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
D. A, B, C đúng.
166. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đều được kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nào sau đây:
A. Bảo hiểm sức khỏe
B. Bảo hiểm hưu trí
C. Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
D. Bảo hiểm hỗn hợp
167. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không được phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và ngược lại.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe, trừ các sản phẩm có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
C. A, B đúng.
168. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng nhất về đối tượng được phép kinh doanh bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
B. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
C. A, B đúng
D. A, B sai
169. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nếu doanh nghiệp có đăng ký với Bộ Tài chính.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nếu đó là sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
D. A, B, C đúng.
170. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không được phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và ngược lại.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.
C. A, B đúng.
171. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối tượng nào dưới đây KHÔNG được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam:
A. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
B. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
C. A, B đúng
172. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đáp án nào dưới đây đúng khi điền vào chỗ ______ của câu sau: "Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài______":
A. Không được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
B. Được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
C. Được kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam
D. Được thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam
173. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng nhất:
A. Tổ chức hoạt động ở trong nước của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
B. Tổ chức hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam gồm: Trụ sở chính và chi nhánh trực thuộc.
C. A, B đúng.
174. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về các hình thức cung cấp sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm:
A. Trực tiếp
B. Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm
C. Thông qua giao dịch điện tử
D. A, B, C đúng
175. Tìm phát biểu đúng:
A. DNBH PNT được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản và biểu phí.
B. Quy tắc điều khoản biểu phí các sản phẩm thuộc nghiệp vụ BHNT, BHSK phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai
C. Cả A, B đúng
176. Chọn phương án đúng nhất về xây dựng và ban hành quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm:
A. Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.
B. Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm trước khi triển khai.
C. Ngoài loại hình bảo hiểm bắt buộc, đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm
D. A, B đúng
E. A, B, C đúng
177. Theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm, các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ phải được:
A. Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm.
B. Đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính.
C. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí.
D. Đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
178. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng về các trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm:
A. Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động.
B. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
179. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các đối tượng nào dưới đây của toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao:
A. Tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ.
B. Quỹ dự trữ bắt buộc
C. A, B đúng.
180. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng nhất về điều kiện của doanh nghiệp bảo hiểm được nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm:
A. Đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhận chuyển giao
B. Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
C. Bảo đảm điều kiện triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sau khi nhận chuyển giao.
D. A, B, C đúng.
181. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là:
A. Tổng số tiền do thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.
C. A, B đúng
182. Theo quy định pháp luật, vốn được cấp của chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài là:
A. Số vốn do DNBH phi nhân thọ nước ngoài cấp cho chi nhánh tại Việt Nam
B. Số vốn do DNBH phi nhân thọ Việt Nam cấp cho chi nhánh taị nước ngoài
C. A,B đúng
183. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là:
A. 300 tỷ đồng Việt Nam
B. 200 tỷ đồng Việt Nam
C. 800 tỷ đồng Việt Nam
D. 600 tỷ đồng Việt Nam
184. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không?
A. Có
B. Không
185. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập nhằm:
A. Bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Hỗ trợ đóng phí bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm có khó khăn về tài chính.
C. Bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
D. Bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.
186. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được chi cho nội dung nào dưới đây:
A. Trả tiền BH, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí BH theo quy định tại HĐBH trong trường hợp DNBH, Chi nhánh DNBH Phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán hoặc phá sản theo quy định
B. Chi quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, bao gồm chi lương, phụ cấp, chi phí mua sắm, sửa chữa tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản chi khác.
C. Cả A và B
187. Loại quỹ nào sau đây được ngừng trích nộp kể từ 01/01/2023:
A. Quỹ dự trữ bắt buộc
B. Quỹ dự phòng nghiệp vụ
C. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
188. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là:
Bộ Tài chính
Bộ Công thương.
Bộ Công an.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.