Chủ đề 3: Nguyên tắc BH 2023
Hướng dẫn: Chọn đáp án bạn cho là đúng. Đáp án đúng sẽ hiện màu xanh, đáp án sai sẽ hiện màu đỏ.
1. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng nhất về nguyên tắc trung thực tuyệt đối:
A. Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm
B. Chỉ áp dụng cho bên mua bảo hiểm
C. Là nghĩa vụ chung của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
2. Anh A mua một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tặng cháu B là con người bạn thân nhân dịp sinh nhật, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ:
A. Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện anh A đủ điều kiện tài chính đóng phí
B. Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện tăng phí
C. Không chấp thuận bảo hiểm vì anh A không có quyền lợi có thể được bảo hiểm với cháu B
D. Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện Người thụ hưởng phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với anh A.
3. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với:
A. Người thụ hưởng
B. Đối tượng bảo hiểm
C. Bên mua bảo hiểm
D. Đại lý bảo hiểm
4. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về Quyền lợi có thể được bảo hiểm:
A. Quyền sử dụng, quyền tài sản đối với đối tượng được bảo hiểm
B. Quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm
C. Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu đối với đối tượng được bảo hiểm
D. Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với bên mua bảo hiểm
5. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người nào dưới đây:
A. Bản thân bên mua bảo hiểm, vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm.
B. Anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng.
C. Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
6. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm KHÔNG THỂ mua bảo hiểm cho những người sau đây:
A. Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm
B. Anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng
C. Người hàng xóm
D. Bản thân bên mua bảo hiểm
7. Ông A tham gia hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm; khi tai nạn xảy ra (thuộc phạm vi bảo hiểm), Ông A sẽ:
A. Nhận quyền lợi bảo hiểm từ một trong số các hợp đồng bảo hiểm.
B. Nhận quyền lợi bảo hiểm từ hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn nhất.
C. Nhận quyền lợi bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm.
D. Không được nhận quyền lợi bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm.
8. Trong bảo hiểm tai nạn con người, trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra thì:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm và được quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường và yêu cầu người thứ ba bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng.
D. A và B đúng.
9. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, khi người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc ốm đau thuộc phạm vi bảo hiểm mà lỗi do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra thì:
A. Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm và số tiền bồi thường từ người thứ ba.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng.
C. Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người thứ ba tùy theo số nào lớn hơn.
D. A, B đúng.
10. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác, theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng
A. Bên mua bảo hiểm phải được người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
B. Bên mua bảo hiểm không cần sự đồng ý của người được bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm phải được người thụ hưởng đồng ý bằng văn bản trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm.
D. B và C đúng.
11. Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác, trường hợp thay đổi người thụ hưởng thì:
A. Phải có sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm.
B. Phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm.
C. Phải có sự đồng ý bằng văn bản của người thụ hưởng.
12. Một người được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm sẽ:
A. Được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo tất cả các hợp đồng bảo hiểm đã tham gia.
B. Không được nhận quyền lợi bảo hiểm nào và nhận lại phí bảo hiểm đã đóng do vi phạm quy định về bảo hiểm trùng.
C. Được hưởng quyền lợi bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm tại mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đã tham gia, cho dù người đó có thể có nhiều hơn một hợp đồng bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm.
D. Chỉ được hưởng quyền lợi bảo hiểm có giá trị cao nhất trong số các quyền lợi bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm đã tham gia.
13. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về “nguyên tắc bồi thường”
A. Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được có thể lớn hơn thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm
C. Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được tùy thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
D. B, C đúng
14. Nguyên tắc thế quyền được hiểu thế nào là đúng nhất:
A. Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền truy đòi người thứ ba gây thiệt hại trong phạm vi số tiền đã bồi thường cho người được bảo hiểm
C. A, B đúng
D. A, B sai
15. Nguyên tắc thế quyền được hiểu thế nào là đúng nhất:
A. Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm đòi bồi hoàn bên thứ ba trong phạm vi số tiền đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
C. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.
16. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về “Nguyên tắc thế quyền":
A. Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm.
B. Nguyên tắc thế quyền không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
17. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nguyên tắc thế quyền không được áp dụng trong loại hợp đồng bảo hiểm nào sau đây:
A. Bảo hiểm tài sản.
B. Bảo hiểm thiệt hại.
C. Bảo hiểm trách nhiệm.
D. Bảo hiểm nhân thọ.
18. Nguyên tắc đóng góp bồi thường có liên quan trực tiếp nhất đến nguyên tắc nào sau đây.
A. Nguyên tắc thế quyền.
B. Nguyên tắc bồi thường.
C. Nguyên tắc nguyên nhân trực tiếp.
D. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm.
19. Chọn phương án đúng nhất về “Nguyên tắc nguyên nhân trực tiếp”:
A. Tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm phải phát sinh trực tiếp bởi một rủi ro được bảo hiểm.
B. Nguyên nhân trực tiếp không nhất thiết phải là nguyên nhân ban đầu hay nguyên nhân gần nhất gây ra tổn thất.
C. Nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân chi phối và có tác động gây ra tổn thất.
D. A, B, C đúng.
20. Trong khi lưu thông, xe A đâm xe B làm xe B mất kiểm soát và va chạm với người đi đường gây tai nạn. Nguyên nhân gây tai nạn cho người đi đường do xe A là nguyên nhân trực tiếp. Kết luận này là:
A. Đúng
B. Sai
21. Chọn phương án đúng nhất về việc xác định số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả theo “Nguyên tắc khoán” khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:
A. Số tiền thiệt hại thực tế
B. Số tiền đã được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm
C. Số tiền chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và thiệt hại thực tế
D. A, B, C đúng
22. Nguyên tắc khoán được áp dụng cho:
A. Bảo hiểm nhân thọ
B. Bảo hiểm tài sản.
C. Bảo hiểm trách nhiệm.
D. A, B, C đúng.
23. Chọn phương án đúng về nguyên tắc "miễn truy xét" trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:
A. Sau một khoảng thời gian nhất định kể từ thời điểm hiệu lực hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không còn quyền từ chối nghĩa vụ chi trả quyền lợi bảo hiểm, nếu các nội dung kê khai không trung thực, đầy đủ của bên mua bảo hiểm không ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Sau một khoảng thời gian nhất định kể từ thời điểm hiệu lực hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có quyền từ chối nghĩa vụ chi trả quyền lợi bảo hiểm, nếu các nội dung kê khai không trung thực của bên mua bảo hiểm không ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.